SỬ DỤNG THỦY TINH THẢI ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC
Chỉ một phần chai và lọ thủy tinh thải được tái chế một mặt vì hầu hết thủy tinh được nhuộm màu nâu hoặc xanh, mặt khác vì thị trường chỉ có thể tái chế khối lượng thủy tinh nhất định. Hàng triệu tấn chai thủy tinh bỏ đi được thải ra ở châu Âu. Khối lượng lớn thủy tinh thải phục vụ mục đích tái chế được vận chuyển bằng tàu sang Trung Quốc và nước nào đó vào đất liền và được dùng làm vật liệu hỗ trợ xây dựng đường sá.
Hiện nay, Nichola Coleman thuộc Đại học Greenwich, London, Anh đã phát triển một phương pháp xử lý đơn giản để chuyển đổi chai thủy tinh thải hoặc thủy tinh vụn thành tobermorite khoáng. Tobermorite là silicat canxi hydrat hóa, silicat là vật liệu chủ yếu được chiết suất từ thủy tinh. Ở dạng tạo ra, khoáng có thể được sử dụng làm vật liệu trao đổi ion để xử lý các ion chì độc hại và cadmi từ dòng thải công nghiệp, dòng nước thải hoặc nước ngầm ô nhiễm.
Để chế tạo tobermorite, Coleman chỉ đốt nóng hỗn hợp thủy tinh vụn, vôi (một nguồn canxi) và soda hòa tan (dung dịch natri hydroxit) ở nhiệt độ 100 độ C trong thùng Teflon bịt kín. Các thử nghiệm ban đầu cho thấy khả năng hấp thụ chì và cadmi của dung dịch rất thấp, do đó Coleman cho rằng ở giai đoạn phát triển này, khoáng tổng hợp sẽ có hiệu quả nhất khi sử dụng tại chỗ để xử lý nước ngầm hơn là trong các quá trình lọc dòng thải công nghiệp ở bên ngoài. Các nhà khoa học sẽ mở rộng sang chế tạo các loại vật liệu trao đổi ion từ thủy tinh thải không tái chế được và thủy tinh chất lượng thấp.
Cleman cho rằng: Chất hấp thụ được tạo ra từ thủy tinh vụn có thể được dùng làm rào cản phản ứng để ngăn chăn sự di chuyển của các chất ô nhiễm ở trong nước ngầm hơn là làm vật liệu xử lý cho các tuyến đường thủy. Đất và nước ngầm bị ô nhiễm kim loại nặng là các vấn đề toàn cầu bắt nguồn từ các hoạt động của ngành công nghiệp và ngành quân sự và còn do sự rò rỉ tự nhiên các khoáng vật sinh ra từ kim loại nặng.